Mẫu đơn đòi nợ gửi Công an? Bạn đã biết

By | 4 Tháng Ba, 2022

Có rất nhiều cách đòi nợ hiệu quả đặc biệt là cách đòi nợ theo đúng pháp luật sẽ được mọi người sử dụng nhiều hơn vì nó mang lại nhiều lợi ích cũng như hiệu quả hơn với cách đòi nợ khác. Mẫu đơn tố cáo, ,Mẫu đơn kiện lên Tòa Án nhân dân tối cao cũng được các cơ quan có thẩm quyền chấp nhận và phê duyệt. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn đọc về mẫu đơn đòi nợ gửi Công an? bạn cần phải biết.

tai xuong 2

Trong các giao dịch dân sự nếu như quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm thì cần phải làm đơn gửi lên các cơ quan chức năng có thẩm quyền.Hầu như đơn tố cáo, đơn tố giác đều gửi đến Cơ quan công an địa phương nơi cư trú sẽ xem xét, điều tra và xử lý vụ việc theo quy định của pháp luật.

Theo Bộ luật hình sự năm 2015 , sửa đổi và bổ sung năm 2017 đã quy định về Tội lợi dụng chiếm đoạt tài sản : Người nào vay, mượn tài sản của người khác, tội chiếm đoạt tài sản, cướp giật tài sản, cưỡng đoạt tài sản và lừa đảo chiếm đoạt tài sản sẽ bị phạt cải tạo đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm tù giam tùy vào mức độ vi phạm và giá trị tài sản chiếm đoạt.

Mẫu đơn tố cáo gửi cơ quan Công an:

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc.

…, ngày… , tháng…, năm 2022.

ĐƠN TỐ CÁO

Về hành vi chiếm đoạt tài sản của Anh/chị …

Kính gửi : Cơ quan cảnh sát điều tra…

Công an Quận/ Huyện….

Viện kiểm sát nhân dân Quận/ Huyện…

Họ và tên : …

Sinh ngày : …/…/…

Số CMND/CCCD/ Hộ chiếu : …   Ngày cấp…/…/…   Nơi cấp:…

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:…

Nơi ở hiện tại:…

Địa chỉ liên hệ : …

Số điện thoại:…

Nay Tôi làm Đơn Tố Cáo này đề nghị Quý cơ quan tiến hành xem xét, điều tra và khởi tố hình sự đối với hành vi vi phạm pháp luật của :

Anh/Chị …

Sinh ngày: …/…/…

Số CMND/CCCD/ Hộ khẩu :…. Ngày cấp: …/…/…  Nơi cấp:…

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:…

Nơi ở hiện tại:…

Địa chỉ liên lạc: …

Số điện thoại:

Vì Anh/Chị…. đã có hành vi chiếm đoạt tài sản của Tôi với số tiền mặt là:…  cụ thể sự việc như sau:

…….

Từ sự việc kể trên cho thấy Anh/Chị:… đã có những hành động, thủ đoạn nhằm chiếm đoạt số tiền của Tôi cụ thể đã được quy định trong Bộ luật hình sự năm 2015 như sau:

… Sau đó trích dẫn Điều 175 ở Bộ luật hình sự năm 2015 được sửa đổi và bổ sung năm 2017. Phần này nêu rõ tội danh tương ứng với quy định trong Bộ luật hình sự 2015.

Để đảm bảo lợi ích và quyền lợi hợp pháp của mình nay Tôi viết đơn tố cáo này đề nghị quý cơ quan giải quyết vụ việc như sau:

  • Đề nghị Quý cơ quan xem xét, điều tra và khởi tố,xét xử về hành vi lợi dụng chiếm đoạt tài sản của Anh/chị…
  • Buộc Anh/chị… phải trả lại toàn bộ số tiền đã nợ tôi tổng số tiền là:…
  • Ngoài ra Anh/chị… phải trả số tiền lãi trong quá trình nợ là:…

Tôi xin chân thành cám ơn!

Người tố cáo

(Ký và ghi rõ họ tên).

Để trình báo lên cơ quan công an về hành vi nợ không trả tiền của phía con nợ sẽ có những ưu điểm và nhược điểm như sau:

Ưu điểm tố cáo lên cơ quan công an:

  • Tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật sẽ được pháp luật bảo về quyền và lợi ích hợp pháp.
  • Những trường hợp khó đòi như cố tình không trả nợ, cố ý trốn nợ thì sẽ bị cơ quan công an điều tra xét xử theo tội danh của pháp luật.
  • Trường hợp xấu nhất là không đòi được tiền thì cơ quan công an cũng xem xét khởi tố lên Tòa án khiến cho con nợ phải bị đi tù.
  • Việc tố cáo lên cơ quan công an khiến con nợ không thể chây ì và cố tình không trả tiền nếu có vì tâm lý e ngại khi dính tới pháp luật.
  • Hơn nữa đã nhờ đến cơ quan công an thì bạn cũng không sợ đến con nợ cùn hặc nhờ đến sự can thiệp của xã hội đen.
  • Đây là cách xử lý đòi nợ hiệu quả và thích hợp nhất với thời điểm hiện tại.

Nhược điểm:

  • Việc trình báo lên cơ quan phải theo đúng trình tự, đúng thẩm quyền sẽ mất nhiều thời gian và công sức.
  • Người tố cáo phải thu thập đầy đủ giấy tờ, bằng chứng, chứng cứ liên quan, hợp đồng vay, giấy xác nhận vay tiền … thì cơ quan công an mới làm việc.
  • khi đã tố cáo lên cơ quan công an mà chưa xử lý thỏa đáng thì khi đó cơ quan công an sẽ gửi lên Viện kiểm soát, việc khởi kiện sẽ mất nhiều chi phí, án phí khởi kiện nếu bạn thua.
  • Tuy nhiên có nhiều trường hợp cũng không thể lấy lại được tiền.
  • Khoản nợ phải có giá trị cao mới bõ công tố cáo hoặc khởi kiện. Hơn nữa bạn cần lường trước sự việc là vụ kiện của bạn chưa chắc đã thành công và lấy lại được tiền. Vậy nên cần xem xét kỹ lưỡng sự việc phía bên mình xem khoản nợ cho vay của mình có phải cho vay nặng lãi không? có vi phạm pháp luật không? từ đó mới làm đơn trình báo, tố cáo lên cơ quan công an.

Từ Mẫu đòi nợ gửi lên cơ quan công an bên trên chắc hẳn giúp bạn đọc hiểu hơn về mẫu đơn tố cáo, ưu nhược điểm của việc trình báo lên cơ quan công an. Từ đó rút ra kinh nghiệm để viết đơn tố cáo khi đòi nợ lên cơ quan công an hoặc khởi kiện đòi nợ lên Viện kiểm sát. Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích với bạn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.